1. Những đặc điểm chính của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trước khi thành lập khu công nghiệp

Tỉnh có 3 hệ thống sông chính là sông Thị Vải, sông Dinh và sông Ray:

· Sông Thị Vải dài 32 km (phần chảy qua tỉnh dài 25 km) rộng trung bình 600-800 m, sâu từ 10-40 m hướng chảy của sông gần như song song với với quốc lộ 51 rất thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống cảng nước sâu đón tàu từ 30 – 80 nghìn tấn.

· Hệ thống sông Dinh dài 35 km, phụ lưu gồm các suối Châu Pha, Đá Đen, Suối Non, Suối Nghệ, Suối Cầu… cho tổng lượng dòng chảy bình quân năm là 238 triệu m3. Trên sông Dinh rất thích hợp cho phát triển các cảng thương mại, cảng tổng hợp, cảng chuyên dùng dầu khí và các công trình dịch vụ hàng hải cho tàu từ 3 – 10 nghìn tấn; riêng xã đảo Long Sơn có thể phát triển cảng chuyên dùng đón tàu có trọng tải 30 nghìn tấn. Đặc biệt là ở hạ nguồn sông Dinh tiếp giáp với biển có khu cảng Sao Mai Bến Đình là cảng quốc tế container đã được Nhà nước cấp giấy phép đầu tư cho liên doanh gồm Cục Hàng hải Việt Nam và đối tác nước ngoài là Evergreen International SA (Đài Loan), MMC Port SDN BHD (Malaysia) và Tredia Resources Pte Ltd (Singapor) với tổng vốn đầu tư 637 triệu USD, công suất 2 tỷ TEU/năm. Ngoài ra, hệ thống sông Dinh còn là nguồn cung cấp nước cho các nhà máy sản xuất nước sinh hoạt có tổng công suất thiết kế 95.000 m3/ngày đêm hoạt động bảo đảm cung cấp nước sạch cho các KCN ở huyện Tân Thành và khu đô thị mới Phú Mỹ.

· Hệ thống sông Ray dài 120 km, phần qua tỉnh dài 40 km đã và đang xây dựng được nhiều hồ và đập dâng, đáng kể nhất là hồ Sông Ray với dung tích 100 – 140 triệu m3 nước là nguồn cung cấp nước quan trọng cho nhà máy cấp nước sinh hoạt và công nghiệp của tỉnh trong tương lai với công suất thiết kế từ 400.000 – 450.000 m3/ngày đêm.

2. Sự hình thành và thực trạng phát triển KCN qua chặng đường 10 năm:

Từ lợi thế và tiềm năng nêu trên, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã được Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 1996 – 2010 bằng Quyết định số 742/TTg ngày 06/10/1996 với cơ cấu kinh tế của tỉnh là: “CÔNG NGHIỆP – DỊCH VỤ – NÔNG NGHIỆP”. Công nghiệp là ngành then chốt, dự kiến tốc độ tăng trưởng là 13,6% thời kỳ 1996-2000 và 14,5% thời kỳ 2001-2010; nếu không tính dầu khí thì tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hàng năm là 33,7% cho thời kỳ 1996-2000 và 27% cho thời kỳ 2001-2010.

Để đạt được tốc độ tăng trưởng này, ngoài việc phát triển dầu khí của Trung ương, Địa phương tập trung vào sự hình thành 09 KCN với tổng diện tích là 4.460 ha bao gồm: KCN Mỹ Xuân diện tích 700 ha; KCN Phú Mỹ I diện tích 1.300 ha; KCN Phú Mỹ II diện tích 500 ha; KCN Long Hương diện tích 400 ha; KCN Phước Thắng diện tích 400 ha; KCN Bắc Vũng Tàu diện tích 400 ha; KCN Đông Xuyên diện tích 160 ha; KCN Long Sơn diện tích 400 ha; và KCN Ngãi Giao diện tích 200 ha. Đặc điểm chính trong quy hoạch các KCN của Bà Rịa – Vũng Tàu là hầu hết các KCN này đều nằm cạnh sông Thị Vải và sông Dinh gắn liền với quy hoạch phát triển cảng biển nhằm nâng được lợi thế so sánh của các KCN qua việc tận dụng các tiện ích về hạ tầng, giao thông đường thuỷ; diện tích KCN có qui mô từ trung bình đến rất lớn, phù hợp cho các dự án đòi hỏi mặt bằng sản xuất rộng, vốn đầu tư lớn triển khai xây dựng nhà xưởng. Như vậy có thể khẳng định là các KCN gắn với hệ thống cảng nước sâu, ngành nghề sản xuất mang tính chuyên môn hóa cao, thuộc ngành công nghiệp nặng thì qui mô KCN phải từ 300 – 1.000 ha.

Trong số các KCN được quy hoạch, KCN Mỹ Xuân A và KCN Đông Xuyên là 2 KCN được lựa chọn phát triển đầu tiên vào năm 1996. Chủ trương phát triển trước các KCN này được dựa trên các căn cứ KCN Mỹ Xuân A có vị trí nằm kế KCN Vedan của tỉnh Đồng Nai khi đó đã thu hút được nhiều DA đầu tư, phát triển KCN này là muốn tận dụng lợi thế lan tỏa từ KCN Vedan để nhanh chóng thu hút đầu tư, lấp đầy KCN. KCN Đông Xuyên (160,8 ha) thuộc địa bàn TP.Vũng Tàu được xác định là KCN chuyên về dịch vụ dầu khí, ra đời dựa trên kinh nghiệm thành công từ KCN Keman Supply Base của Malaysia cũng là KCN chuyên về dịch vụ dầu khí, diện tích 150 ha, gắn với cảng dịch vụ dài 360 m có thể đón tàu từ 3 – 10 nghìn tấn, chủ đầu tư hạ tầng là đơn vị thành viên của Petronas Malaysia và đã được lấp đầy nhanh chóng sau khi thành lập. Tiếp sau sự ra đời 2 KCN trên, lần lượt các KCN là Phú Mỹ I, Mỹ Xuân B1, Mỹ Xuân A2, Cái Mép và KCN Phú Mỹ II đã được thành lập. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có 11 KCN đang hoạt động với tổng diện tích chiếm đất là 6.350 ha, trong đó diện tích đất có thể cho thuê là 4.584 ha.

Các KCN tỉnh tuy ra đời muộn hơn so với các KCN khác trong vùng từ 3 – 5 năm, nhưng nếu xét trên tiêu chí qui mô diện tích KCN thì Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về phát triển KCN.Tỉnh Bà rịa – Vũng tàu được thành lập tháng 11 năm 1991 trên cơ sở sáp nhập Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo với 3 huyện tách ra từ tỉnh Đồng Nai là huyện Châu Thành, huyện Long Đất và huyện Xuyên Mộc. Trừ Côn Đảo ngoài khơi biển Đông cách TP Vũng Tàu 200 km về phía Tây Nam và cách mũi Cà Mau khoảng 200 km về phía Đông, phần trên đất liền của tỉnh phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp huyện Cần Giờ của TP. Hồ Chí Minh, phía Nam và Đông Nam giáp biển Đông. Sau khi được thành lập, tỉnh Bà rịa – Vũng tàu có diện tích 2.047 km2 gồm 08 đơn vị hành chính là TP Vũng Tàu diện tích 17.562 ha (kể cả xã Long Sơn, riêng Vũng Tàu rộng 8.250 ha); thị xã Bà rịa diện tích 8.909 ha; huyện đảo Côn Đảo diện tích 7.670 ha và 5 huyện là Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Tân Thành và Châu Đức.

Tiềm năng của tỉnh phong phú về nhiều mặt, về du lịch, với tổng chiều dài 156 km bờ biển có 72 km là bãi cát bằng phẳng nước xanh quanh năm có thể làm bãi tắm; hai khu rừng nguyên sinh là khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu diện tích 11.293 ha và khu vườn Quốc gia Côn Đảo diện tích 6.043 ha có nhiều loại cây và thú quí hiếm cùng với khu di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo rất thích hợp cho phát triển du lịch dã ngoại. Các mỏ nước khoáng ở Suối Nghệ, Láng Dài đặc biệt là mỏ nước khoáng nóng ở Bình Châu thuộc huyện Xuyên Mộc rất thích hợp cho khai thác du lịch nghỉ dưỡng. Tài nguyên khoáng sản đa dạng, trong đó đáng kể nhất là dầu mỏ và khí đốt ở vùng biển khơi với trữ lượng dầu thô đảm bảo cho việc khai thác hàng năm từ 20 đến 30 triệu tấn; khí tự nhiên ở bể Nam Côn Sơn có tổng trữ lượng khoảng 400 tỷ m3, hiện nay các mỏ thăm dò đã phát hiện trữ lượng 110 – 190 tỷ m3 khí, trong đó mỏ Lan Tây – Lan Đỏ trữ lượng 58 tỷ m3, mỏ Rồng Đôi trữ lượng 15-30 tỷ m3, mỏ Hải Thạch trữ lượng 10-30 tỷ m3.